Axit Clohydric (HCl) là gì? – Tác hại, biện pháp an toàn và cấp cứu

Axit clohydric hay axit muriatic là một axit vô cơ mạnh, tạo ra từ sự hòa tan của khí hydro clorua (HCl) trong nước. Axit clohydric đậm đặc (đậm đặc nhất có nồng độ tối đa là 40%) tạo thành các sương mù axit. Cả dạng sương mù và dung dịch đều có khả năng gây ảnh hưởng ăn mòn các mô con người, có khả năng gây tổn thương cơ quan hô hấp, mắt, da và ruột. Khi trộn axit clohydric với các chất ôxy hóa phổ biến khác như natri hypoclorit (NaClO) hoặc kali permanganat (KMnO4) làm giải phóng khí độc clo. Một trong những ứng dụng quan trọng của axit clohiđric là dùng để loại bỏ gỉ trên thép và có nhiều ứng dụng ở quy mô nhỏ như: xử lý da, vệ sinh nhà cửa, xây dựng nhà… Nguồn Wikipedia
Tác HạiGây bỏng, ăn mòn cơ quan hô hấp, da,…
Hình ảnh
hoa-chat-hcl
Axit Clohydric (HCl)

bi-bong-hcl
Bị bỏng HCl. Nguồn ảnh Bệnh Viện Nhi.
Biện Pháp An Toàn
  • Thông hút gió tốt ở nơi làm việc.
  • Kiểm tra chống rò rỉ và nồng độ HCl trong không khí.
  • Trang bị phòng hộ: mặt nạ phòng độc, găng tay, kính bảo vệ mắt và quần áo, giày chống hóa chất…
  • Phải có vòi nước sạch và thủ thuốc cấp cứu.
Biện Pháp Cấp Cứu
  • Bắn vào mắt: lập tức rửa ngay bằng nước nhiều lần.
  • Bắn vào da: dội bằng nước và rửa lại bằng dung dịch soda 2-3%.
  • Ngộ độc đường hô hấp giải độc bằng cách cho hít hơi NaHCO3 0.03%.
  • Uống phải axit: uống thuốc gây nôn và rữa dạ giày, uống sữa tươi,…

Bài viết biên tập từ nhiều nguồn: Wikipedia

5/5 - (1 bình chọn)

Viết một bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.